Tổng quan Quyền_động_vật_trong_tôn_giáo_Ấn_Độ

Miêu tả cảnh bạo lực trong thế giới quan Kỳ Na giáoMột tín đồ Ấn giáo đang dẫn bò đi trên đường

Sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật. Muông thú được mô tả như là cơ giới mà không được xem là những tác nhân hay chủ thể có quyền của riêng chúng, và chúng hầu như bị những nhà khoa học xã hội phớt lờ. Chúng và mối liên hệ của chúng với con người có khuynh hướng được xem như là không xứng đáng quan tâm ở trong khoa học xã hội. Do đó, những vấn đề liên quan đến lợi ích của động vật khó có mặt trong những khoa học xã hội mà ở đó động vật được xem như phần bổ sung của hệ sinh thái lấy con người làm trọng tâm. Nay phát sinh việc làm khác nhau của con người với muông thú là có hợp lý về đạo đức và phương diện sinh thái hay không. Mahatma Gandhi được ghi nhận vì lòng từ bi với mọi sinh vật, ông chủ trương chống lại thí nghiệm trên động vật và sự tàn ác với động vật.

Kinh Veda, cuốn kinh sách đầu tiên của Ấn Độ giáo (bắt nguồn từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên), dạy ahimsa hoặc bất bạo động đối với tất cả chúng sinh. Trong Ấn Độ giáo, việc giết một con vật được coi là vi phạm giới luật "Cấm sát sinh" và sẽ gây ra nghiệp xấu từ đó khiến nhiều người Ấn giáo thực hành ăn chay. Giáo lý Ấn giáo không yêu cầu ăn chay, tuy nhiên, và cho phép hiến tế động vật trong các nghi lễ tôn giáo. Ấn Độ giáo dạy rằng một phần bản thể của Đấng Tối cao tồn tại trong tất cả các sinh vật sống, tạo thành atman (bản ngã). Như vậy, sự tôn kính và tôn trọng động vật được truyền dạy. Trong Ấn Độ giáo, nhiều loài động vật được tôn kính, bao gồm hổ, voi, chuột và đặc biệt là bò với tục thờ bò.

Đạo kỳ na được thành lập ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, và lý thuyết cấm sát sinh/hại sinh linh (Ahimsa) là giáo lý trung tâm của tôn giáo này. Do niềm tin vào sự tôn nghiêm của tất cả cuộc sống, những người Kỳ na giáo thực hành ăn chay nghiêm ngặt, xem như một sự khổ hạnh tột cùng, và nhiều người đã cố gắng hết sức để tránh làm hại côn trùng, kể cả việc không được vô tình giẫm lên chúng. Hầu như mọi cộng đồng Jain ở Ấn Độ đã thành lập các bệnh xá cho động vật để chăm sóc những động vật bị thương và bị bỏ rơi. Nhiều người tín đồ của đạo này cũng giải cứu động vật khỏi các lò mổ để đem về nuôi nấng.

Phật giáo là tôn giáo lớn thứ ba xuất hiện ở Ấn Độ, và giáo lý của đạo Phật cũng bao gồm giới luật cấm sát sanh (ahimsa). Phật giáo dạy ăn chay (mặc dù không nghiêm ngặt như đạo Jain), và nhiều tín đồ Phật giáo thực hành phóng sinh trong đó động vật sắp bị giết mổ được mua và thả về tự nhiên. Dù vậy, bất chấp ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, đạo Jain và Phật giáo, việc ăn thịt vẫn phổ biến ở Ấn Độ cổ đại. Vào năm 262 trước Công nguyên, vua Ashoka của vương triều Mauryan đã cải đạo sang Phật giáo, ông đã ban hành các sắc lệnh mà chịu ảnh hưởng từ giáo lý từ bi của Phật giáo cho tất cả chúng sinh đều bình đẵng. Những sắc lệnh này bao gồm việc chăm sóc cho động vật và lệnh cấm hiến tế động vật, thiến gà trống và săn bắt nhiều loài thú săn khác. Phật giáo Đại thừa dạy rằng "chúng ta chỉ có thể thoát khỏi đau khổ của chính mình nếu chúng ta tránh gây ra nó cho người khác." Phật tử Đại thừa thực hành ăn chay kiên trì cho đến cùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_động_vật_trong_tôn_giáo_Ấn_Độ //edwardbetts.com/find_link?q=Quy%E1%BB%81n_%C4%91... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_interactions_w... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_uses_of_living...